LightBlog

Hiểu vê Amplifier




Nội dung bài viết được thể hiện thực dụng, bình dân. Đây là hiểu biết cá nhân về các thiết bị âm thanh từ một Kỹ thuật viên âm thanh.
 

AMPLIFIER audio ( Phần 1 )


Tầng khuếch đại âm thanh


Chúng ta có thể gọi nó bằng nhiều tên gọi khác nhau nhưng vẫn ngầm hiểu với nhau chính là " Nó " như : Cục đẩy công suất . Power , Main , âm ly , Tăng âm ....

Có thể hiểu theo cách dân dã và phổ thông nhất thì


Ampli : Là thiết bị dân dụng dùng trong gia đình như ampli nghe nhạc \, ampli karaoke gia đình ...

Cục đẩy, Main, POWER, Công suất : là ampli chuyên dụng, sẽ được đề cập đến trong bài viết dưới đây

Gọi là gì thì chức năng của nó vẫn là khuếch đại (làm to lên) dạng tín hiệu điện của âm thanh trước khi đưa vào loa .

Khi nói đến amply chúng ta thường quan tâm đến những gì ?


  • Công suất bao nhiêu woat ?
  • Nguồn gì? tăng phô (phiên âm của transfer - Biến áp), nguồn xung,..
  • Class (Class AB D, H, TD, i , ...) chọn cái nào thì tốt.
  • Làm thế nào để chọn được amply phù hợp với loa đang dùng ?
  • Các chế độ gạt đằng sau sử dụng như thế nào ?
  • DAMPING FACTOR là gì nó có quan trọng không ?
  • Các lưu ý khi sử dụng âm ly cục đẩy chuyên nghiệp ?

Amplifier ( Phần 2 )




Các Nút gạt và Gain (Núm vặn). Nút vặn trên mặt cục đẩy chính là Nút hiệu chỉnh % công suất khi tín hiệu đưa vào ở mức 0dB .
 
Liên quan các nút gạt điều chỉnh độ nhậy đằng sau .

Nếu chọn 0,775 V, tín hiệu đưa vào có độ lớn 0,775 V và vặn kịch chiết áp thì lúc này cục đẩy sẽ ra hết công suất của nó. Nếu cũng mức tín hiệu ấy gạt sang 1.44 V thì cục đẩy chỉ đánh ra 50% công suất. Điều này chỉ đúng với các amply được thiết kế chính xác, đo kiểm và theo chuẩn quốc tế. 

Trong thực tế các cục đẩy nhái, chất lượng kém thường lừa khách hàng bằng cách đưa độ nhạy xuống rất thấp (0,3 V) thôi chẳng hạn. Lúc này chỉ cần tín hiệu nhỏ 0,3 V và vặn nhích chiết áp phía trước mặt lên 1 chút ta đã nghe thấy tiếng kêu rất to và nghĩ rằng cục đẩy đấy khoẻ. Nhưng nếu tiếp tục vặn lên nữa sẽ vỡ tiếng, méo tiếng do bị quá công suất. 

Đó là thực tế đang diễn ra . Hãy cảnh giác với điều này !!

Parallel - Strereo - Brigde

 



Paralle : Amply lấy 1 đường tín hiệu vào và 2 đường ra giống nhau .( hiểu đơn giản nó gạt sang thì giống như hàn Jack chữ Y 1 chia 2 cắm vào đít cục đẩy . Thường là lấy tín hiệu vào kênh A
Stereo : 2 Kênh độc lập ai đi đường nấy
Brigde : (phức tạp đấy nhé )Lúc này cục đẩy sẽ ở chế độ 2 kênh nối tiếp nhau . Tín hiệu ra loa phải xem theo hướng Dẫn nhà sản xuất . Có thể 2 cọc đỏ , có thể 1+ 2- ở cổng Speakon kênh A .... Tóm lại phải xem hướng dẫn .

Công suất ra loa của cục đẩy lúc này rất lớn hết sức cẩn thận .
Trở kháng tại mỗi kênh cũng thay đổi theo trở kháng của loa mắc vào .

Ví dụ : Brige loa 8 ohm . Lúc này trở khánh tại mỗi kênh sẽ chỉ còn 4ohm ( nối tiếp 2 kênh lại mới là 8ohm ) .

Công suất ra tại mỗi kênh cũng phải xét tại 4ohm . Công suất tổng lúc này là tổng 2 kênh tại 4ohm .


Ví dụ ampli ghi 500W@8ohm .1000W@ 4ohm . Thì brigde 8ohm sẽ đánh ra 2000W

Hãy cân nhắc khi gắn loa vào .

Trong Ảnh có cảnh Báo ! Tải khuyến cáo 4ohm . Brigde 8 ohm .

Nghĩa là không đánh Bridge Sub kép 4ohm .

Rất rất nhiều a e đang làm sai điều này ....còn tại sao hãy đợi ở phần tiếp theo có liên quan đến Damping Factor ...



AMPLIFIER ( Phần 3)


CÔNG SUẤT VÀ DAMPING FACTOR

Âm ly chuyên nghiệp còn được gọi là cục đẩy công suất - Gọi khá chính xác vì nó làm nhiệm vụ đẩy công suất của tín hiệu lên rất lớn đưa tới loa .

Các amply mới đều được niêm yết thông số trên Website , hướng dẫn sử dụng đi kèm .

Chúng ta có thể đọc được thông số này một cách dễ dàng .

Tuy nhiên tình trạng ngày này nhiều đơn vị khá mập mờ , thường cố tình viết sai đi . Việc này giống như chúng ta đi chợ và bị cân thiếu . Vậy nên hãy tìm mua các sp chính hãng có thương hiệu lâu năm hoặc các thương hiệu mới nhưng được sự đánh giá tốt của những người bán hàng uy tín lâu năm .

Công suất đc xác định bằng : Điện áp x Điện áp / trở kháng tải . P= U^2/R

Xem dưới ảnh nhà sx đã ghi rất rõ ràng công suất ở các chế độ 8ohm , 4ohm , 2 ohm .

Stereo , bridge .

Điện áp RMS 126,5 Vol tương đương con amply mỏng như vang số này đánh ra 2000W ở 8ohm . 3400W 4ohm . Một con amply khá khủng chơi tốt hầu hết các loa Sub trên thị trường hiện nay .

Tuy nhiên việc công suất lớn cũng chưa hoàn toàn quyết định chất lượng chiếc amply đó .

Nó còn phụ thuộc vào tỉ lệ độ méo của tín hiệu . THD , Tổng méo hài . Cái này càng nhỏ càng tôt .

Một thông số tối quan trọng là Damping Factor ( Tiếng Việt chưa dịch đc sát nghĩa từ này trong chuyên ngành )

Hãy hiểu cách đơn giản nhất đấy là Hệ Số Kiểm Soát Giao Động Màng Loa .

Link cho ai muốn tìm hiểu sâu ( hoặc thảo luận thêm dưới commmet )

Thông số này càng cao thì đánh Sub càng tốt . Tiếng Sub càng chắc gọn

Hệ thống được chấp nhận khi Damping > 200

Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào dây loa .

Dây loa càng dài phải càng to để tránh hao hụt Damping .

Chủ đề này khá rộng có lẽ cần có 1 bài viết riêng về cái Damping này .

Trong khuôn khổ chi sẻ hiểu biết kiểu bình dân cho mọi người e chỉ có thể tóm tắt cách hiểu nông dân và chính xác nhất là như vậy

Chiếc amply dưới đây có damping rất lớn > 3500 . Phù hợp đánh Sub . Đánh loa Full thì chỉ cần damping tầm 300 là ổn .
Hiểu vê Amplifier Hiểu vê Amplifier Reviewed by Ngô Hoàng Minh on 9/08/2021 Rating: 5
ads