Hú Rít - Chống hú
Một vấn đề muôn thuở từ khi hệ thống âm thanh sơ khai nhất được tạo ra cho đến các thiết bị hiện đại như bây giờ vẫn luôn gặp phải là hú rít .
Nếu seach trên gu gồ có lẽ cũng có cả ngàn kết quả về vấn đều này . Tuy nhiên e thấy các bài đọc này thường rất chung chung mơ hồ hoặc lại quá hàn lâm khó hiểu 1 cách khô khan .
Nay rảnh rỗi e lại viết thêm về vấn đề nay cố gắng theo cách hiểu đơn giản , dễ hiểu nhất .
Đầu tiên muốn hiểu được hiện tượng hú rít này chúng ta cần biết về một khái niệm là " Công Suất Dự Trữ của Hệ Thống Âm Thanh " Chuyên môn gọi là " Headroom " .
Tại sao mở nhỏ ko hú mà mở to mới hú ? Chính là mở lớn lên hết headroom thì sẽ hú .
Headroom là : Khoảng công suất còn thừa trước khi hiện tượng hú bắt đầu . Trong một hệ thống âm thanh Mỗi tần số sẽ có Headroom khác nhau .
Ví Dụ : Tưởng tượng như bạn cao 1m70 , cái cửa cao 2m . Headroom là 30cm . bạn cao quá 2m sẽ bị cộc đầu .
Điều này tương tự như trong việc bạn nâng EQ của hệ thống . hệ thống bị yếu tiếng bass mà bạn muốn tiếng mic dày lên . Headroom cho phần này còn 3dB chẳng hạn mà ta nâng lên 4dB lúc này sẽ xuất hiện tiếng hú ùm ùm của tiếng bass .
Chính vì vậy Việc sử dụng EQ chúng ta ưu tiên cắt hơn nâng , vì cắt thì cắt bao nhiêu cũng không làm hỏng hệ thống nhưng nâng thì nâng có giới hạn
Lưu ý : Tiếng Headroom chỉ là 1 khái niệm . Không phải cái gì có thể đo đếm xách định , vẽ ra được
Hệ thống có headroom lớn là hệ thống tốt , khó vị hú . vậy làm thế nào để xác định hệ thống có headroom lớn ??????
Một số hệ thống mở nhạc lên rất hay , đầy đủ âm sắc nhưng cắm mic vào là hú . Nguyên nhân do âm sắc của hệ thống đó kém . Người cân chỉnh đã nâng EQ quá nhiều để đạt được âm sắc nghe hài hòa. Khi micro được cắm vào , phần tần số hết headroom bắt đầu hú .
Chính vì vậy cách tốt nhất để kiểm tra 1 hệ thống âm thanh chính là cắm Micro và và " Alo 1234 Alo " . Trong âm thanh mọi thứ đều làm giả , làm giống được trừ âm thanh phát ra .
CÁCH KHẮC PHỤC TIẾNG HÚ .
Công suất của hệ thống là có giới hạn , Bạn muốn nó kêu to chỉ có cách mua thêm công suất cho nó . 1 Cái loa chỉ kêu ra được 100 dB ở cách xa 3 mét muốn kêu to hơn chỉ có cách thêm 1 cái loa nữa .
Khi vận hành hoặc setup 1 hệ thống để giảm hú ta làm như sau .
• Đầu tiên là xem lại hướng Micro ko dí thẳng vào loa . cứ dí thẳng vào thì " Thánh mới đỡ được ".
• Phối hợp công suất của loa - amply phải phù hợp , cs amply lớn hơn loa 1 chút sẽ tốt .
• Âm lượng của phần tín hiệu phải tương đối đều nhau đừng có để sợ cháy loa vặn Gain cục đẩy nhí nhí 1/4 1/3 rồi nhồi phần trước đó rất lớn làm tín hiệu bị vỡ nát .
• Từ từ đưa âm lượng Micro lên đến mức chớm bắt đầu hú , Phát hiện tiếng hú đó ở tần số nào thì cắt nhẹ 2 3dB rồi tiếp tục đưa âm lượng lên to hơn nữa lặp lại vài lần . Cắt nhẹ ở vài điểm rồi sau đó giảm âm lượng đi ta sẽ có hệ thống hoạt động trong ngưỡng an toàn . Sau đó các bạn có thể thoải mái nắn bóp âm sắc theo tai mong muốn , cứ nâng EQ đến khi chớm hú thì giảm đi .
MẠCH CHỐNG HÚ TRONG VANG SỐ LÀ GÌ ? NÓ CÓ THẦN KỲ THÂT THẬT KHÔNG ?
Hú là hiện tượng tần số nào đó phát ra từ loa được micro thu lại rồi lại đưa vào hệ thống tiếp tục đưa ra loa rồi lại thu vào mic .... Vòng lặp này liên tục và lớn dần đều nếu ko được can thiệp kịp thời
• Mạch Chống Hú Trong vang số rất đơn giản là nó trích 1 phần tín hiệu của Micro sau đó đảo chiều rồi đưa ngược vào đường mic 1 cach không liên tục . Mục đích là nó làm gián đoạn vòng lặp của tiếng hú . Tiếng hú đang lớn dần gặp 1 tín hiệu ngược phase làm giảm biên độ . Vòng lặp bị gián đoạn , tiếng hú được giảm .
Tuy nhiên chống hú nó cũng ít nhiều làm giảm chất lượng của âm thanh , Càng tăng Mức chống hú tương đương với việc tăng cường độ và số lần đưa tín hiệu đảo chiều vào dẫn đến tiếng mic bị run , vẫn ( Giống như ta nói trước 1 cái quạt đang quay ) .
TÓM TẮT :
• Muốn ít hú mua đồ xịn hay ít phải can thiệp
• Muốn biết đồ hay cắm mic vào thử
• Muốn thử tăng Vol lên từ từ chỉnh ít ít .
• Muốn chỉnh ít một mua đồ xịn hay
Hú Rít - Chống hú
Reviewed by Ngô Hoàng Minh
on
9/07/2021
Rating: